Tuesday, November 27, 2012

ĐẢNG LÀ BÀ CỦA LUẬT PHÁP



Chúng ta thường xuyên nghe cụm từ “Đảng và Nhà nước”. Tại sao phải đưa từ Đảng vào cụm từ đó và đứng trên Nhà nước, làm nhà nước mất thiêng, vừa tốn kém giấy mực vừa gây nhầm lẫn cho quốc tế ? (vì đảng tiếng anh còn có nghĩa là bữa tiệc )

Phải dùng cụm từ đó là vì nhân dân Việt Nam đang “một cổ hai tròng”, có 2 bộ máy song trùng đè đầu cưỡi cổ. Cứ bên Chính phủ có một “Bộ” là bên Đảng có một “Ban”. “Ban” chỉ đạo còn “Bộ” thực hiện. Dân phải kiếm tiền nuôi hai người tự nhận là lãnh đạo cỡi trên lưng, thỉnh thoảng lại có một cái bóng nằm giữa cũng tự xưng là lãnh đạo.

Tuesday, November 20, 2012

PHI QUỐC TẾ HÓA NGOẠI BIÊN LÀ TƯ DUY CHÍNH TRỊ ĐẦU GẤU AO LÀNG



Bài viết sau đây của Triết gia Nguyễn Hoàng Đức gửi cho blog Lê Quốc Quân hôm qua nhưng chưa kịp đăng. Hôm nay nhân dịp 20/11, Ông cùng mấy người bạn gồm có 2 tiến sỹ triết là giảng viên đại học ra và yêu cầu ngồi im để nghe ông đọc. Đây là bài viết hay và thời sự. Nhưng quan trọng hơn là từ bài viết này sau đó đã xảy ra một cuộc tranh luận “dai nhách” liên quan đến Công lý. Nó nhì nhằng, khó đọc nhưng cũng sâu sắc, quyết liệt và đầy tôn trọng. Hiểu về dân chủ là quan trọng nhưng kinh nghiệm sống dân chủ quan trọng hơn nhiều. Nó nên bắt đầu từ những cuộc tranh luận như thế này. Cuộc tranh luận được ghi lại trực tiếp và sau đó mọi người vui vẻ chia tay.

Wednesday, November 07, 2012

THÔNG ĐIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN



Từ khi còn là sinh viên biết đến cuốn Thiên Sứ, sự loằng ngoằng mơ mị cứ ám ảnh mãi, đến Mê Lộ và Man Nương càng lạ. Tận bây giờ mình vẫn chưa được gặp và chưa biết nhiều về đời sống của nhà văn Phạm Thị Hoài ngoài những điều gợi lên trong Thiên Sứ nhưng chưa bao giờ mình ngừng hào hứng đọc những bài chị viết. Có cái gì đó chặt chẽ của tư duy và  ám ảnh trong từng từ ngữ, nêu nhiều sự việc cụ thể nhưng rất rõ một nguyên nhân chung. Có lẽ vượt lên trên tất cả, là vì chị đã sống thật, sống tự do, viết thật và viết tự do. Các bài viết của chị còn hấp dẫn mình vì chị luôn đụng chạm đến những chủ đề chính trị xã hội, mà mình coi  là nguồn cảm hứng vô tận của văn học. Xin đăng lại bài mới nhất và rất thời sự của Chị trên Procontra.asia. 

Monday, November 05, 2012

BẢN PHÚC TRÌNH VỀ TÌNH HÌNH CÔNG LÝ, HÒA BÌNH VÀ NHÂN QUYỀN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY




Kính Gửi: Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN
Đức Hồng Y và quý Đức Cha

Để đáp ứng lời mời gọi của Thư Mục Vụ Năm Đức Tin, Ủy Ban Công lý và Hòa bình xin phúc trình cùng Đức Hồng Y và quí Đức Cha một số tình hình xã hội Việt Nam hiện nay đang được dư luận quan tâm. Xin giản lược vào mấy nét tiêu biểu dưới đây:

1. Án xử bất công

Trong bản Nhận Định công bố ngày 15/05/2012, Ủy Ban CL&HB đã nhận xét: “Việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện (…) đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng. Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định các thủ tục bắt người; vậy mà trong một số trường hợp, vẫn có các công dân bị bắt sai trái với các quy định của bộ luật ấy, cũng như với các tuyên ngôn và công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.”

Thursday, November 01, 2012

VIỆT NAM TÔI ĐÂU ? CÂU HỎI CỦA NHIỀU THẾ HỆ



Tác giả: Trần Trung Đạo

Buổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát “Việt Nam tôi đâu” của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.

 Việt Nam tôi đâu?

Câu hỏi của tôi vang lên theo từng đợt sóng dội vào bờ cát Chennai nhưng tuyệt nhiên không có tiếng trả lời. Một người đứng trên đất khách và một kẻ đang ở trong tù có cùng một câu hỏi.